Khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, cá nhân phải có năng lực chủ thể pháp luật gồm: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Vậy năng lực pháp luật dân sự là gì? Bài viết này nhằm sáng tỏ điều đó:
I/ Khái niệm
Căn cứ pháp lý: Điều 16, 17 Bộ luật Dân sự năm 2015.
1/ Định nghĩa
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là một mặt của năng lực chủ thể, là tiền đề, điều kiện cần thiết để cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự; là không thể thiếu của chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
2/ Đặc điểm
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau
– Năng lực pháp luật có tính liên tục
– Năng lực pháp luật được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành nên:
+ Năng lực pháp luật dân sự của công dân Việt Nam khác với năng lực pháp luật của công dân nước ngoài.
+ Phụ thuộc vào đường lối, chính sách của Nhà nước: trước năm 1980, cá nhân có quyền tư hữu, sở hữu đối với đất đai; sau năm 1980, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất.
II/ Nội dung
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
III/ Thời điểm phát sinh và thời điểm chất dứt
– Thời điểm phát sinh: Từ khi sinh ra
Ngoại lệ: Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết. Thai nhi được ghi nhận bảo lưu quyền thừa kế nếu có thể sống sau khi sinh ra.
– Thời điểm chấm dứt: Từ khi chết đi (chết sinh học và chết pháp lý: bị tuyên bố là đã chết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự)
IV/ Hạn chế năng lực pháp luật dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ các trường hợp:
– Áp dụng hình phạt hình sự, biện pháp ngăn chặn trong hình sự;
– Biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ: phạt tù, tạm giữ, tạm giam, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm đi khỏi nơi cư trú, tước danh hiệu được Nhà nước trao,…
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng:
– Các cơ quan tiến hành tố tụng: Tòa án, CQCSĐT, Viện Kiểm sát
– Cá nhân, cơ quan hành chính có thẩm quyền
Việc hạn chế quyền công dân chỉ được thực theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.