Đặt cọc trong giao dịch dân sự là một trong các biện pháp bảo đảm cho giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
I/ Khái niệm đặt cọc trong giao dịch dân sự
1/ Định nghĩa
Đặt cọc được quy định tại khoản 3 điều 292 BLDS 2015 về Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Khoản 1 điều 328 Bộ luật này quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
2/ Chủ thể đặt cọc trong giao dịch dân sự
– Bên đặt cọc: để đảm bảo nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng;
– Bên nhận đặt cọc: bên được bảo đảm về việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Các bên trong quan hệ đặt cọc có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có đầy đủ năng lực chủ thể.
3/ Tài sản đặt cọc trong giao dịch dân sự
Tài sản đặt cọc:
– Tiền;
– Kim khí quý, đá quý;
– Vật có giá trị khác
4/ Thời hạn đặt cọc
– Trong một thời hạn nhất định phụ thuộc vào mục đích đặt cọc.
5/ Mục đích
Mục đích của đặt cọc:
– Để bảo đảm giao kết hợp đồng;
– Để bảo đảm thực hiện hợp đồng;
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm được sử dụng nhiều nhất cho các hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, chuyển nhượng nhà, đất.
Xử lý tài sản đặt cọc
Xử lý tài sản đặt cọc trong các trường hợp:
– Hợp đồng được giao kết, thực hiện: bên nhận đặt cọc phải hoàn trả khoản đặt cọc cho bên đặt cọc hoặc trừ vào việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
– Hợp đồng không được được giao kết, thực hiện:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng: tài sản đặt cọc thuộc về bên nhân đặt cọc.
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng: bên nhận đặt cọc phải hoàn trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương tài sản đặt cọc.