Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn mới có hiệu lực; khi muốn thành lập doanh nghiệp mới, các cá nhân, tổ chức sẽ khá lúng túng khi có một số thay đổi. Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện hành theo quy định của:

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư 01/2021/TT – BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

 

I/ Thẩm quyền giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp

 

Thẩm quyền: Phòng Đăng ký kinh doanh – thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh; Hoặc qua mạng: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều tỉnh/thành phố nhận hồ sơ qua mạng.

 

II/ Thủ tục thành lập doanh nghiệp

 

1/ Chọn loại hình doanh nghiệp

Cần xác định các thành viên/chủ sở hữu doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp tư nhân;

– Công ty Hợp danh;

– Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Công ty Cổ phần.

Việc chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào: phù hợp với số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, mong muốn về khả năng huy động vốn, ngành nghề kinh doanh (đối với một số ngành nghề có điều kiện), mong muốn về cơ cấu tổ chức của chủ doanh nghiệp…

 

2/ Chuẩn bị Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký. Tuy nhiên, cần có các giấy tờ cơ bản sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);

– Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức của chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;

–  Dự thảo Điều lệ phù hợp với loại hình Công ty dự định thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Danh sách thành viên Công ty (đối với Công ty từ 02 thành viên trở lên);

– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

 

3/ Khắc con dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp

Sau khi có GCNĐKDN, thường mã số thuế sẽ trùng với mã số doanh nghiệp, khắc con dấu doanh nghiệp.

Thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu theo thủ tục Thay đổi đăng ký doanh. Hồ sơ gồm:

– Thông báo Về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp;

– Bản sao chứng thực/công chứng GCNĐKDN;

– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

 

4/ Công bố thông tin doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN, Doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố gồm:

– Nội dung trên GCNĐKDN;

– Ngành nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

 

5/ Kê khai thuế và các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp

Kê khai thuế, báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính cuối năm: năm đầu thành lập, doanh nghiệp được miễn thuế môn bài nhưng vẫn phải kê khai thuế môn bài.

Dù chưa phát sinh doanh thu, chi phí nhưng doanh nghiệp hàng quý và cuối năm vẫn cần thực hiện kê khai thuế (GTGT, TNDN); lập báo cáo tài chính cuối năm.

Việc chậm kê khai hoặc không kê khai sẽ bị phạt theo quy định và có thể bị đóng mã số doanh nghiệp, mã số thuế.

Các thủ tục khác như:

– Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp;

– Mở tài khoản ngân hàng;

– Đăng ký nộp thuế điện tử;

– Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu.

2021-10-01T21:09:21+00:00 Tháng Tám 29th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, Tư vấn luật hành chính|Chức năng bình luận bị tắt ở Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494