Đòi người yêu tiền góp mua nhà chung sau khi chia tay

Sau khi chia tay có được đòi người yêu tiền góp mua nhà chung không?

Hiện nay, nhiều cặp nam nữ góp tiền mua nhà để chung sống trong thời gian yêu nhau và cho bạn nữ đứng tên. Sau chia tay, bạn nam muốn đòi người yêu trả tiền đã góp mua nhà chung nhưng người này không chịu. Trường hợp đó bạn nam phải giải quyết như thế nào? Trong bài viết này Hãng Luật INCIP sẽ tư vấn cho bạn về việc: Chia tài sản trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

  1. Chung sống như vợ chồng là gì?

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.

Như vậy, nam và nữ có cuộc sống chung như một cặp vợ chồng bình thường, có con chung, có tài sản chung nhưng không đăng ký kết hôn thì phương diện pháp lý cũng không được coi là vợ chồng và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

  1. Pháp luật có nghiêm cấm hành vi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn không?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn ngân và Gia đình 2014

Pháp luật về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình chỉ nghiêm cấp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Do đó, trường hợp nam nữ đang trong tình trạng độc thân không có quan hệ vợ, chồng với người khác thì được quyền chung sống như vợ chồng với nhau mà không cần đăng ký kết hôn.

  1. Sau khi chia tay có được đòi người yêu tiền góp mua nhà chung không?

Căn cứ pháp lý: Điều 14, 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định pháp luật có liên quan

Như vậy, nếu bạn có chứng cứ chứng minh được nam nữ cùng góp tiền để mua nhà cho một bên đứng tên mà không có thỏa thuận gì về việc tặng cho tài sản thì nhà đó vẫn xác định là tài sản chung của hai người.

Trường hợp một bên yêu cầu bên được đứng tên nhà đất trả lại tiền góp mua nhà mà bên này không trả thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà đất cho mình và yêu cầu chia tài sản chung theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

  1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác…”

Bạn đang gặp khó khăn về mặt pháp lý và mong muốn được tư vấn bởi đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực? Hãy liên hệ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH INCIP để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ tận tình, chính xác.

Chi tiết liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH INCIP – INCIP LAWFIRM

Địa chỉ: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024-62730271/ 0964478877

Email: incip@incip.com.vn| Website: www.incip.com.vn

Hãng luật hàng đầu trong các lĩnh vực:
* Luật sư Tư Vấn – Tranh Tụng
* Đại diện ủy quyền giải quyết vụ việc trong các lĩnh vực: Dân sự – kinh tế – Hôn nhân gia đình – Đất đai – Đầu tư tài chính – Doanh nghiệp
* Luật sư thực hiện các giải pháp tư vấn luật theo giờ – theo vụ việc và thường xuyên

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494