Có được để lại di sản thừa kế cho thú cưng không?

Có được để lại di sản thừa kế cho thú cưng không?

Thú cưng với nhiều người được coi là báu vật

Thú cưng với nhiều người được coi là báu vật

Vài năm trước, bà Liu (người Trung Quốc) đã lập di chúc lần đầu, để lại tài sản tích góp cả đời cho ba con. Nhưng sau đó, bà Liu quyết định tước quyền thừa kế vì các con không đến thăm, chăm sóc lúc bản thân nằm liệt giường. Bà Liu quyết định sửa di chúc, không để lại tài sản cho ba con mà để khối tài sản 20 triệu tệ (hơn 69 tỷ đồng) cho chó, mèo đang nuôi. Câu chuyện gây ra rất nhiều tranh luận trái chiều liên quan đến việc thừa kế tài sản. Ở Việt Nam, hiện nay cũng có rất nhiều người lo lắng về số phận của thú cưng sau khi mình qua đời và thắc mắc liệu có thể để lại di sản thừa kế cho thú cưng hay không? Liệu điều này có hợp pháp?

Hãy cùng hãng luật INCIP cùng tìm hiểu các quy định của luật về việc thừa kế tại Việt nam có điều gì đáng chú ý  và việc thú cưng có được thừa hưởng quyền thừa kế hay không nhé.

Di chúc là gì? Những chủ thể nào có quyền hưởng thừa kế?

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Với các quy định viện dẫn trên thì người nhận di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân; hoặc pháp nhân; không có đề cập đến đối tượng được nhận di sản thừa kế là động vật.

Điều kiện của di chúc có hiệu lực

          Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2013 quy định:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  2. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc là nội dung không vi phạm điều cấm của luật. Việc để lại di sản thừa kế cho động vật là vi phạm nguyên tắc pháp luật quy định về người được hưởng di sản.

Vì vậy, với các phân tích trên thì việc để lại di chúc phân chia di sản cho thú cưng là không hợp pháp và sẽ bị vô hiệu.

Trên đây là một vài phân tích nhỏ của hãng Luật INCIP về quy định luật liên quan đến Di chúc và Thừa Kế, cũng như phân tích quy định về đối tượng nhận thừa kế. Nếu bạn đang có bất kì vấn đề gì về việc lập di chúc, phân chia di sản thừa kế, hoặc cần giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề Thừa kế, hãy liên hệ ngay với Luật sư hãng luật INCIP. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.

HÃNG LUẬT INCIP – INCIPLAWFIRM

Hãng luật hàng đầu trong các lĩnh vực:
* Luật sư Tư Vấn – Tranh Tụng
* Đại diện ủy quyền giải quyết vụ việc trong các lĩnh vực: Dân sự – kinh tế – Hôn nhân gia đình – Đất đai – Đầu tư tài chính – Doanh nghiệp
* Luật sư thực hiện các giải pháp tư vấn luật theo giờ – theo vụ việc và thường xuyên
————————-
Địa chỉ: Số 24/463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 024-62730271/ 0906271494 / 0964478877
Web: www.incip.com.vn
————————-

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494