Nhận lại con đẻ, có cần sự đồng ý của vợ không?

Nhận lại con đẻ, có cần sự đồng ý của vợ không?

Hỏi:  Xin chào Luật sư, gần đây tôi mới biết giữa tôi và người yêu cũ có một đứa con, giờ cháu đã được 10 tuổi, tôi muốn nhận lại con nhưng khi đề cập với vợ tôi thì cô ấy chúng tôi mâu thuẫn và cô ấy không đồng ý cho tôi nhận lại đứa bé? Luật sư cho tôi hỏi nếu vợ tôi không đồng thì tôi có được nhận lại con không, nếu được thì phải làm như thế nào ạ?

 

Trả lời: Chào anh, rất vui vì anh đã biết đến và tin tưởng trao đổi vấn đề của mình với INCIP. Dưới đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi:

  1. Quyền nhận con

–         Căn cứ pháp lý: Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

–         Theo quy định của pháp luật thì Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Như vậy, việc anh nhận lại con không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không của vợ anh. Tuy vậy, anh nên giải thích rõ ràng và giành nhiều tình cảm hơn cho vợ của mình, cần xử lý thỏa đáng để tránh lục đục vợ, chồng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

  1. Làm thế nào để thực hiện quyền nhận con?

–         Căn cứ pháp lý: Điều 101, 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

–         Xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp:

+        Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.

+        Người có quyền yêu cầu: Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình.

–         Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu chết:

+        Thẩm quyền: Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc.

+        Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

+        Người có quyền yêu cầu:

  • Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự:

.         Cha, mẹ, con, người giám hộ;

.         Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

.         Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

.         Hội liên hiệp phụ nữ.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ theo thông tin chi tiết dưới đây. Trân trọng cảm ơn!

Chi tiết liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH INCIP – INCIP LAWFIRM

Địa chỉ: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024-62730271

Email: incip@incip.com.vn| Website: www.incip.com.vn

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494