Quy trình tố tụng hành chính

Bộ luật tố tụng hành chính 2015 đã quy định rất chi tiết các bước của quy trình tố tụng hành chính như khởi kiện, thụ lý vụ án, thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm, thủ tục rút gọn, thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án.

 

Sơ đồ quy trình tố tụng hành chính

quy-trinh-to-tung-hanh-chinh

 

MỘT SỐ THỦ TỤC MANG NÉT ĐẶC TRƯNG RIÊNG TRONG QUY TRÌNH

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

 

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại (Điều 135, Điều 137, Điều 138 Bộ luật tố tụng hành chính)

* Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được:

– Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.

– Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.

* Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

– Thẩm phán chủ trì phiên họp;

– Thư ký phiên họp ghi biên bản;

– Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

– Người phiên dịch (nếu có).

* Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại:

– Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho đương sự biết quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

– Khi tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

  • Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, rút yêu cầu khởi kiện; yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
  • Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
  • Việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, đề nghị Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ, triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
  • Vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

– Sau khi các đương sự trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các đề nghị của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp đương sự vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

– Sau khi tiến hành xong việc kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại như sau:

  • Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;
  • Người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liên quan đến họ (nếu có);
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có) phát biểu ý kiến;
  • Tùy từng trường hợp, Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩm phán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyết định việc giải quyết vụ án;
  • Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.

–  Thư ký phiên họp ghi biên bản về diễn biến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

 

khoi-kien-vu-an-hanh-chinh

 

Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri (Điều 198 – Điều 202 Bộ luật tố tụng hành chính)

* Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án:

Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện về danh sách cử tri, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán thụ lý ngay vụ án.

* Thời hạn giải quyết vụ án:

– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
  • Đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện.

– Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải gửi ngay quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.

* Sự có mặt của đương sự, đại diện Viện kiểm sát:

Đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án.

* Hiệu lực của bản án, quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án:

– Bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri có hiệu lực thi hành ngay. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.

– Tòa án phải gửi ngay bản án, quyết định đình chỉ vụ án cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

 

 

vu-an-hanh-chinh

 

Trên đây là những hướng dẫn sơ bộ của hãng luật INCIP về quy trình tố tụng hành chính. Để được tư vấn rõ hơn về tố tụng hành chính và giúp các bạn giải quyết được vấn đề pháp lý của mình một cách nhanh chóng, chính xác nhất, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ nhiều luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia tố tụng liên quan đến các lĩnh vực pháp lý như:

  • Kinh doanh, thương mại, đầu tư
  • Thu hồi nợ pháp lý
  • Đất đai
  • Hôn nhân và gia đình
  • Thừa kế
  • Lao động
  • Sở hữu trí tuệ
  • Hình sự
  • Hành chính
  • Đấu giá

Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG

Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn

Website: www.incip.com.vn

Fanpage: www.facebook.com/luatincip

Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung

2019-11-28T14:46:02+00:00 Tháng Mười Một 28th, 2019|Tư vấn luật hành chính|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494