Nội dung cơ bản của Hợp đồng

Hiện nay, hầu hết các giao dịch dân sự đều được thực hiện theo hình thức Hợp đồng. Các Hợp đồng khác nhau thì có nội dung khác nhau phụ thuộc vào loại giao dịch và thỏa thuận của các bên nhưng phải có các nội dung cơ bản của Hợp đồng.

 

I/ Khái niệm Hợp đồng

 

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Ngoài ra, khoản 1 điều 275 Bộ luật này quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ thì Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự.

Các loại Hợp đồng chủ yếu được quy định tại điều 402 Bộ luật này, gồm:

– Hợp đồng song vụ.

– Hợp đồng đơn vụ.

– Hợp đồng chính.

– Hợp đồng phụ.

– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.

– Hợp đồng có điều kiện.

 

II/ Các nội dung cơ bản của Hợp đồng

 

Các nội dung chủ yếu của Hợp đồng được quy định tại điều 398 BLDS 2015. Theo đó, các nội dung cơ bản của Hợp đồng gồm:

1 Chủ thể của Hợp đồng

Thông tin các bên trong Hợp đồng:

– Cá nhân: Họ tên, Ngày sinh, Số CMND/CCCD, Mã số thuế, Địa chỉ, SĐT, Tài khoản ngân hàng;

– Tổ chức: Tên tổ chức, Mã số thuế, Mã số doanh nghiệp, Địa chỉ, SĐT, Số fax, Email, Người đại diện theo pháp luật/ủy quyền, Tài khoản ngân hàng;

 

2/ Đối tượng của Hợp đồng

– Tài sản, hàng hóa: mô tả rõ về đặc điểm, chi tiết cấu tạo, chủng loại, xuất xứ, quy cách.

– Hoặc công việc: nêu rõ nội dung công việc

Đối tượng của Hợp đồng không vi phạm điều cấm của Luật, vi phạm đạo đức xã hội. Ví dụ: đối tượng Hợp đồng là vũ khí thì Hợp đồng vô hiệu.

Cần nêu rõ số lượng, chất lượng cụ thể.

 

3/ Giá cả và phương thức thanh toán

– Giá cả là giá trị của Đối tượng Hợp đồng hay giá trị Hợp đồng. Phải được xác định bằng VNĐ trừ một số trường hợp được thanh toán bằng ngoại tệ theo pháp luật về ngoại hối.

– Phương thức thanh toán: Hình thức: tiền mặt, chuyển khoản…; hồ sơ thanh toán; điều kiện, lần thanh toán.

 

4/ Quyền và nghĩa vụ của các bên

Theo thỏa thuận các bên phù hợp với loại Hợp đồng, đối tượng và giá của Hợp đồng.

Các điều khoản phải khả thi và giữ được sự công bằng nhất định để hai bên có thể tuân thủ thực hiện.

 

5/ Thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện Hợp đồng

Thời hạn: khoảng thời gian để thực hiện Hợp đồng, có thể quy định thêm về gia hạn hay tái ký Hợp đồng.

Địa điểm: nơi giao hàng, nơi thực hiện công việc.

Phương thức thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào đối tượng hợp đồng.

Thời điểm chuyển giao rủi ro: rất quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

 

6/ Trách nhiệm vi phạm Hợp đồng: Phạt và bồi thường thiệt hại

Phạt Hợp đồng: chế tài áp dụng khi có vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng và phải có quy định về phạt vi phạm trong Hợp đồng. Một số Hợp đồng bị giới hạn mức trần phạt vi phạm theo quy định của Luật chuyên ngành.

Bồi thường thiệt hại: trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ và làm phát sinh thiệt hại cho bên bị vi phạm. Mức bồi thường phụ thuộc vào mức thiệt hại.

Các trường hợp đồng miễn trừ trách nhiệm: Sự kiện bất khả kháng.

 

7/ Giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án (lãnh thổ).

 

8/ Các điều khoản khác

Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên, Hợp đồng có thể quy định về: Các trường hợp các bên được chấm dứt, đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ Hợp đồng; số bản và số trang Hợp đồng, ngôn ngữ Hợp đồng, hình thức thỏa thuận trong trường hợp thay đổi nội dung Hợp đồng.

2021-10-01T20:58:09+00:00 Tháng Tám 29th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự, Tư vấn nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp|Chức năng bình luận bị tắt ở Nội dung cơ bản của Hợp đồng

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494