Tốt nghiệp Cử nhân Luật có thể làm việc ở những nơi nào?

Bạn đã biết quyền lực thực sự của tấm bằng cử nhân Luật?

 

Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên luật vẫn đang băn khoăn mình học luật để làm gì? Học luật ra có thể làm ở những nơi nào và những vị trí nào? Tuy nhiên các bạn sinh viên luật chớ lo thất nghiệp! Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các bạn hãy chăm chỉ học hành, nắm chắc kiến thức, trau dồi kỹ năng thì khi ra trường chắc chắn bạn sẽ kiếm được công việc như ý. Vì nghề luật rộng lắm các bạn ạ. Các bạn hãy cùng khám phá những nghề luật hiện nay như thế nào nhé.

 

bang-cu-nhan-luat

 

Tấm bằng cử nhân Luật không đơn giản là một tờ giấy bình thường mà nó còn là cánh cửa để phát triển con đường sự nghiệp của các bạn. Cụ thể, có tấm bằng cử nhân Luật bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại hơn 20 ngành, nghề cực “hot” sau đây:

 

TÊN NGHỀ ĐIỀU KIỆN CĂN CỨ PHÁP LÝ
Công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Điều 8 Luật Công chứng 2014
Luật sư Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Điều 10 Luật luật sư 2006
Trợ giúp viên pháp lý Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có bằng cử nhân luật;

c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;

đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khoản 1 điều 21 Luật trợ giúp pháp lý 2006
Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp không được tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:

a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;

c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.

Khoản 1 điều 22 Luật trợ giúp pháp lý 2006
Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

Khoản 2 điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014
Thư ký Tòa án Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án. Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Kiểm sát viên 1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên

Khoản 2 Điều 75 Luật tổ chức kiểm sát nhân dân 2014
Kiểm tra viên ngành Kiểm sát 1. Kiểm tra viên cao cấp phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

– Là cử nhân luật trở lên;

– Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;

– Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;

– Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

– Sử dụng thành thạo máy vi tính;

– Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);

– Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;

– Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;

– Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.

2. Kiểm tra viên chính phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

– Là cử nhân luật trở nên;

– Đạt trình độ lý luận Chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên;

– Qua đào tạo, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính Quốc gia;

– Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

– Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ B (đọc, dịch thông thường);

– Sử dụng thành thạo máy vi tính;

– Có công trình Đề án cải tiến được Hội đồng ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng.

– Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên;

– Đã ở ngạch Kiểm tra viên hoặc chuyên viên ít nhất là 5 năm.

3. Kiểm tra viên phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

– Tốt nghiệp cử nhân luật;

– Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

– Đã qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý ít nhất là 3 năm;

– Biết một ngoại ngữ ở trình độ A;

– Sử dụng thành thạo máy vi tính.

Quyết định 73/2005/QĐ-BNV
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này;

4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

Điều 52 Luật cạnh tranh 2004
Thành viên hội đồng cạnh tranh Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

b) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khoản 1 điều 55 Luật cạnh tranh 2004
Quản tài viên 1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Điều 12 Luật phá sản 2014
Chấp hành viên Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên. Khoản 1 điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008
Báo cáo viên pháp luật Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

b) Có khả năng truyền đạt;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

Khoản 2 điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
Các chức danh tại trại giam Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ. Khoản 4 điều 16 Luật thi hành án hình sự 2010
Pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học – Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

– Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

– Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

– Nghị định 55/2011/NĐ-CP

– Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP.

Công chức làm công tác hộ tịch Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Điều 72 Luật hộ tịch 2014
Tư vấn viên pháp luật Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

Nghị định 77/2008/NĐ-CP
Thừa phát lại 1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Không có tiền án;

3. Có bằng cử nhân luật;

4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định 61/2009/NĐ-CP
Bộ phận pháp chế Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật. Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010
Các chức danh Thi hành án dân sự Cục trưởng/Cục phó, Chi cục trưởng/Chi cục phó, Chánh văn phòng/Trưởng phòng/Phó phòng Nghị định 62/2015/NĐ-CP
Giảng viên ngành Luật    
Trợ lý luật sư    
Một số nghề khác yêu cầu bằng Cử nhân luật

 

Trên đây, Hãng luật INCIP mới chỉ liệt kê một số chức danh, nghề nghiệp liên quan đến nghề luật thôi. Thực tế khi ra trường các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội đối với nghề luật đó!

 

Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn pháp luật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý thì hãy vui lòng liên hệ ngay với các luật sư của hãng luật INCIP theo thông tin dưới đây. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ nhiều luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng liên quan đến các lĩnh vực pháp lý như:

  • Kinh doanh, thương mại, đầu tư
  • Thu hồi nợ pháp lý
  • Đất đai
  • Hôn nhân và gia đình
  • Hình sự
  • Đấu giá
  • Thừa kế
  • Lao động
  • Sở hữu trí tuệ
  • Hành chính

 

Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG

Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn

Website: www.incip.com.vn

Fanpage: www.facebook.com/luatincip

Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung

Youtube: www.youtube.com/channel/UCNRx1Oa8hfPcRBqwhXP-HQg

2020-01-07T16:12:05+00:00 Tháng Một 7th, 2020|Tin tức|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494