Quyền đòi lại tài sản

Quyền đòi lại tài sản là chế định có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu tài sản, chủ thể có quyền khác với tài sản trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối với tài sản.

 

I/ Quyền đòi lại tài sản

 

Quyền đòi lại tài sản là một trong các quyền giúp chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bảo vệ tài sản. Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

  1. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Đối với người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình:

– Động sản không phải đăng ký quyền sở hữu:

+ Có quyền đòi lại trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;

+ Trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

– Động sản phải đăng ký phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.”

 

II/ Điều kiện đòi lại tài sản

 

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản lấy lại được tài sản khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Tài sản rời khỏi họ ngoài ý chí, mong muốn của họ hoặc theo ý chí của họ như người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù.

– Người đang chiếm giữ tài sản thực tế là người chiếm hữu, được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật.

– Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật vẫn đang chiếm hữu tài sản.

– Tài sản không còn là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu trừ trường hợp khác do pháp luật quy định.

– Riêng đối với trường hợp chiếm hữu ngay tình:

+ Đối với động sản không phải đăng ký: Người chiếm hữu thực tế có được thông qua hợp đồng không có đền bù hoặc Hợp đồng có đền bù nếu do động sản bị lấy cắp, bị mất hoặc rời khỏi ngoài ý chí.

+ Đối với động sản có đăng ký hoặc bất động sản: tài sản chưa được đăng ký (trừ trường hợp có được thông qua bán đấu giá) hoặc chưa được chuyển giao cho một người thứ ba ngay tình.

2021-10-07T23:44:57+00:00 Tháng Mười 7th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494