Giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

Khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh, thương mại; các bên đều hướng tới lợi ích nhất định. Do đó, trong quá trình giao kết hoặc thực hiện các hoạt động thương mại, việc nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích là điều khó tránh khỏi. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.

 

I/ Tranh chấp thương mại là gì?

 

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Tranh chấp là sự mâu thuẫn, đối lập về quyền và lợi ích giữa các bên.

Do đó, tranh chấp thương mại là sự mâu thuẫn, đối lập về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động thương mại.

Đặc điểm:

– Chủ thể: có ít nhất một bên là thương nhân;

– Căn cứ phát sinh: do một trong các bên

+ Có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại,

+ Hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;

– Các bên được quyền thống nhất cơ quan giải quyết tranh chấp:

+ Trọng tài thương mại,

+ Hoặc TAND có thẩm quyền.

 

II/ Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

 

Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp gồm: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài và Tòa án.

So sánh các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại như sau:

Tiêu chí Thương lượng Hòa giải Trọng tài Tòa án
Cơ sở pháp lý Khoản 1, điều 317 Luật Thương mại năm 2005 nhưng chưa có quy định cụ thể Nghị định 22/2017/NĐ-CP Luật trọng tài thương mại năm 2010 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Chủ thể tham gia Các bên trong quan hệ tranh chấp – Hòa giải viên;

– Các bên tranh chấp

– Trọng tài viên;

– Các bên tranh chấp

– Thẩm phán/ HĐXX;

– Các bên tranh chấp;

– Có thể có đại diện VKS

Nguyên tắc Phụ thuộc vào ý chí các bên Bí mật (trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc quy định khác) Không công khai

(trừ trường hợp có thỏa thuận khác)

Công khai (trừ trường hợp có quy định khác)
Phạm vi giải quyết Theo thỏa thuận các bên Theo thỏa thuận các bên Theo yêu cầu của Bên khởi kiện và yêu cầu phản tố của Bên bị khởi kiện (nếu có) Theo yêu cầu của Bên khởi kiện và yêu cầu phản tố của Bên bị khởi kiện (nếu có)
Giá trị pháp lý – Các bên tự nguyện thực hiện;

– Nếu không thực hiện có thể là cơ sở để khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết và là trường hợp được tính lại thời hiệu khởi kiện (theo quy định tại điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015).

– Các bên tự nguyện thực hiện; – Phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm; ràng buộc, bắt buộc thi hành. – Được quyền kháng cáo lên Phúc thẩm;

– Bản án có hiệu lực có giá trị ràng buộc, bắt thuộc thi hành;

– Cưỡng chế thi hành án nếu không tuân thủ.

Điều kiện giải quyết Thỏa thuận của các bên Phải có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại – Có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực;

– Thuộc thẩm quyền giải quyết  của Trọng tài thương mại.

– Một trong các bên nộp đơn khởi kiện;

– Thuộc thẩm quyền giải quyết  của Tòa án.

Ưu điểm – Thuận tiện, tiết kiện chi phí, thời gian;

– Bí mật, bảo vệ uy tín và bí mật kinh doanh;

– Là trường hợp được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

– Thuận tiện, tiết kiện chi phí, thời gian;

– Hòa giải viên là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp;

– Bí mật, bảo vệ uy tín và bí mật kinh doanh.

– Không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình;

– Có trình tự giải quyết rõ ràng;

– Quyết định trọng tài không được công bố công khai, bảo vệ uy tín, bí mật kinh doanh;

– Phán quyết  trọng tài có giá trị chung thẩm.

– Có trinh tự giải quyết rõ ràng;

– Bản án có hiệu lực có tính bắt buộc thi hành;

– Cưỡng chế thi hành thông qua cơ quan thi hành án.

Hạn chế – Hiệu quả giải quyết phụ thuộc vào ý chí, thiện chí của các bên và ảnh hưởng bởi vị thế của các bên trong quan hệ tranh chấp;

– Việc thực thi kết quả thương lượng dựa vào sự tự nguyện của các bên.

– Việc thực thi kết quả thương lượng dựa vào sự tự nguyện của các bên;

– Tốn chi phí hơn thương lượng.

– Chi phí trọng tài cao;

– Thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài;

– Việc thi hành quyết định trọng tài không phải luôn thuận;

– Có thể bị tòa án xem xét hủy. Nếu phán quyết bị hủy thì phải giải quyết lại, rất tốn thời gian và chi phí.

 

– Thời gian giải quyết thường lâu, thủ tục phức tạp;

– Có thể bị ảnh hưởng uy tín và bí mật kinh doanh;

– Hai cấp xét xử: Sơ thẩm, Phúc thẩm nên có thể kéo dài thời gian giải quyết.

 

 

2021-10-03T22:01:19+00:00 Tháng Chín 27th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại|Chức năng bình luận bị tắt ở Giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494