Đòi nợ theo hợp đồng kinh doanh thương mại như thế nào là đúng pháp luật?

Với mục tiêu “Dân có giàu thì nước mới mạnh”, Chính phủ đã phát động chương trình khởi nghiệp quốc gia, do đó nhà nhà người người đều làm kinh doanh. Hợp đồng kinh doanh thương mại là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, nó ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên với nhau bằng một văn bản rõ ràng và minh bạch. Tuy nhiên, kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và phức tạp, nên việc không thực hiện đúng cam kết của hợp đồng dẫn đến phát sinh việc phải đòi nợ. Và việc đòi nợ khách hàng trong hợp đồng kinh doanh thương mại như thế nào sẽ được Luật sư INCIP trình bày trong bài viết này.

doi-no-hop-dong

Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?

Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy ở đây có thể hiểu rằng Hợp đồng kinh doanh thương mại là một loại hợp đồng dân sự trong lĩnh lực kinh doanh thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Hợp đồng kinh doanh thương mại có thể có các hình thức khác nhau như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng xúc tiến thương mại, …

Các trường hợp phát sinh nợ?

Việc phát sinh nợ trong Hợp đồng kinh doanh thương mại có thể đến từ một trong các bên hoặc tất cả các bên. Một số nguyên nhân phát sinh nợ có thể kể ra như:

– Bên mua không trả tiền hàng cho bên bán

– Bên bán đã nhận tiền hàng từ bên mua nhưng không giao hàng

– Bên cung cấp dịch vụ đã nhận tiền tạm ứng hoặc tiền thanh toán của khách hàng nhưng không cung cấp dịch vụ

– Một trong các bên không góp đủ vốn theo cam kết trong hợp đồng đầu tư dẫn đến thiệt hại về kinh tế

– Các trường hợp khác

Căn cứ để đòi nợ?

Việc có đòi được nợ hay không phải có căn cứ để đòi nợ, căn cứ đó phải xác thực và có đủ căn cứ pháp lý, cụ thể như sau:

* Nghe khách hàng trình bày và ghi vào biên bản.

* Hồ sơ vụ nợ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng góp vốn đầu tư, Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Giấy xác nhận công nợ, …

* Hồ sơ pháp lý của khách hàng:

– Nếu là doanh nghiệp: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh có điều kiện (nếu có)

– Nếu là cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu

* Căn cứ luật: Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015

Từ các căn cứ trên, INCIP sẽ xem xét khách hàng có đủ cơ sở để đòi nợ thì INCIP sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, và khách hàng sẽ ký ủy quyền cho INCIP thực hiện các công việc đòi nợ tiếp theo.

doi-no-hop-dong

Thủ tục đòi nợ theo các bước sau:

Bước 01: Xác minh hồ sơ nợ

– Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.

– Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không.

– Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của bên nợ.

Bước 02: Tiếp cận thương lượng thu hồi nợ

– INCIP sẽ tiến hành tiếp xúc bên nợ bằng cách gửi thư mời, gọi điện, email hoặc gặp trực tiếp bên nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu bên nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì INCIP sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận nếu chủ nợ đồng ý.

– Ngược lại trong thời gian INCIP tiếp cận bên nợ, mà bên nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì INCIP sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện bên nợ ra Tòa án nếu chủ nợ có yêu cầu.

Bước 03: Khởi kiện đòi nợ

Sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà bên nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ thì INCIP sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý kiện bên nợ ra Tòa án giải quyết như sau:

– Làm đơn khởi kiện

– Nộp đơn khởi kiện

– Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa

– Hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án

Trong giai đoạn này, INCIP sẽ cử người làm đại diện ra tòa thay cho khách hàng, đồng thời sẽ cử Luật sư tham gia tại tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi thấy cần thiết.

Bước 04: Thi hành án và tiếp tục đòi nợ

Sau khi vụ kiện đã được xét xử bằng một quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực thi hành. Trong giai đoạn này nếu bên nợ tự nguyện thanh toán thì INCIP tiếp tục thu nợ cho khách hàng, nếu bên nợ không tự nguyện thanh toán nợ thì INCIP sẽ làm đơn yêu cầu Bên thi hành án cưỡng chế thi hành.

doi-no-hop-dong

Trên đây là những hướng dẫn sơ bộ của luật sư INCIP về việc đòi nợ khách hàng trong hợp đồng kinh doanh thương mại theo đúng pháp luật. Để được tư vấn rõ hơn về các cách, các thủ tục đòi nợ và giúp các bạn giải quyết được vấn đề đòi nợ của mình một cách nhanh chóng, chính xác nhất, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ nhiều luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực pháp lý, cụ thể như sau:

  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đầu tư
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về đất đai
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về thừa kế
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về lao động
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Thu hồi nợ pháp lý
  • Án hình sự
  • Đấu giá

Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG

Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn

Website: www.incip.com.vn

Fanpage: www.facebook.com/luatincip

Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung

2019-11-26T16:59:25+00:00 Tháng Mười Một 11th, 2019|Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494