Chia – Tách Công Ty

Chia – tách Công ty là hai trong số các hình thức tổ chức lại Công ty. Việc chia – tách Công ty phải phù hợp với khả năng và nhu cầu của chính Công ty đó, đặc biệt là khi mất cân bằng trong quản lý hoạt động vì lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô lớn, nội bộ thành viên lục đục…  Việc thực hiện thủ tục chia – tách Công ty không phải là thủ tục đơn giản, cần có những hiểu biết để phân biệt hai loại hình có điểm chung này để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp.

 

I/ Điểm giống nhau giữa chia – tách Công ty

 

– Về đối tượng được áp dụng:  Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần.

– Mục tiêu: có thể do các vấn đề sau:

+ Về chiến lược kinh doanh: Chiến lược, nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi.

+ Về nội bộ tổ chức: có thể do thành viên phát sinh mâu thuẫn, tánh cho Công ty lâm vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng thành viên.

– Phương thức thực hiện:

+ Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông được chuyển sang cho công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng với giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

+ Hoặc Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông được chuyển sang cho công ty mới.

+ Hoặc kết hợp cả 2 trường hợp trên.

– Số lượng thành viên, cổ đông; số lượng, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của công ty mới được ghi tương ứng với phương thức thực hiện việc chia tách trên.

– Về quy mô: từ Công ty có quy mô lớn thành Công ty có quy mô nhỏ (vốn, thành viên, hoạt động, nhân lực,…).

– Hình thành các Công ty mới trên thị trường.

– Khả năng cạnh tranh của công ty sau khi chia – tách có thể bị giảm.

 

II/ Phân biệt chia – tách Công ty

 

Tiêu chí Chia Công ty Tách Công ty
Căn cứ pháp lý Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Định nghĩa Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách
Công thức khái quát nội dung A = B + C A = A’ + B
Hệ quả pháp lý – Công ty bị chia chấm dứt hoạt động;

– Hình thành các công ty mới trên thị trường.

Các công ty mới kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty được chia và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty bị chia trừ trường hợp các công ty này, chủ nợ, khách hàng và người lao động của có thỏa thuận khác cho một trong hai công ty này thực hiện.

– Công ty bị tách vẫn còn hoạt động nhưng với quy mô nhỏ hơn;

– Hình thành thêm một (các) Công ty mới trên thị trường.

Công ty bị tách và công ty mới được tách liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Thủ tục đăng ký kinh doanh Các Công ty mới được chia  tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. – Công ty bị tách tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;

– Công ty được tách tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.

 

2021-10-01T21:09:54+00:00 Tháng Tám 28th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại|Chức năng bình luận bị tắt ở Chia – Tách Công Ty

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494