Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại nói chung hay tranh chấp trong hợp đồng kinh tế nói riêng là không thể tránh khỏi khi xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng phong phú, sự biến động không ngừng về thể chế chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sự am hiểu về pháp lý của các bên, … Để giải quyết vấn đề này, các bạn hãy cùng Luật INCIP tìm hiểu kỹ hơn dưới góc độ pháp lý trong bài viết này.
Hợp đồng kinh tế là gì?
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 thì Hợp đồng kinh tế: là sự thỏa thuận giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh về việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế họach của mình.
Theo Luật thương mại năm 2005 thì Hợp đồng kinh tế được gọi là Hợp đồng thương mại và được định nghĩa như sau: là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 385 có nêu ra khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng kinh tế bản chất cũng là hợp đồng dân sự, là một thuộc tính con của hợp đồng dân sự nhưng với mục đích kinh doanh mang lại lợi nhuận là chính.
Hoạt động kinh doanh thương mại trên thực tiễn diễn ra muôn hình muôn vẻ, mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau, mỗi loại giao dịch khác nhau sẽ có những hợp đồng kinh tế khác nhau. Hợp đồng có thể thỏa thuận bằng miệng đối với những giao dịch đơn giản, nhưng đối với các giao dịch phức tạp hơn thì thường bằng văn bản. Các luật sư của INCIP với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về hợp đồng sẽ đưa ra cho các bạn những lời khuyên chính xác nhất về lựa chọn hình thức hợp đồng, tên gọi và nội dung của hợp đồng như thế nào cho đúng luật và có lợi nhất cho bạn. Hơn thế nữa, các luật sư của INCIP sẽ đại diện đàm phán hợp đồng giúp các bạn, trực tiếp giúp các bạn soạn thảo hợp đồng, hiệu chỉnh các hợp đồng về dân sự, kinh doanh thương mại, xây dựng, bất động sản, …
Tranh chấp trong hợp đồng kinh tế
Tranh chấp trong hợp đồng kinh tế được hiểu là sự xung đột, mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.
“Không có lửa làm sao có khói?”
Trước khi tìm hiểu các loại tranh chấp trong hợp đồng kinh tế, ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Về cơ bản có thể phân thành 02 loại là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan:
- Doanh nghiệp còn kém hiểu biết pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng;
- Doanh nghiệp không chú trọng vấn đề pháp lý của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận đạt được từ hợp đồng;
- Doanh nghiệp thường không có hợp đồng mẫu, không soạn thảo và xem xét hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết;
- Không tìm hiểu kỹ đối tác, tư cách chủ thể của người ký kết hợp đồng dẫn đến khi tranh chấp hợp đồng không thể khởi kiện được;
- Nhiều doanh nghiệp đạo đức kinh doanh còn yếu, chỉ quan tâm lợi nhuận mà bất chấp cả việc vi phạm và phá vỡ các thỏa thuận;
Nguyên nhân khách quan:
- Các rủi ro khách quan như các sự kiện bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến vi phạm hợp đồng;
- Chính sách pháp luật thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không thể cập nhật và áp dụng pháp luật đúng;
- Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch, chồng chéo dẫn đến không biết áp dụng hoặc áp dụng sai…
Trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng kinh tế khác nhau, do đó cũng có nhiều loại tranh chấp hợp đồng kinh tế khác nhau. Có thể phân loại như sau.
Phân loại tranh chấp hợp đồng theo phạm vi lãnh thổ:
- Tranh chấp hợp đồng nội thương;
- Tranh chấp hợp đồng ngoại thương;
Phân loại tranh chấp hợp đồng theo nội dung vi phạm:
- Tranh chấp do bên bán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng;
- Tranh chấp do bên mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng;
Phân loại tranh chấp hợp đồng theo phạm vi giao dịch:
- Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Tranh chấp trong hợp đồng đại lý;
- Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ;
- Tranh chấp hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
Phân loại tranh chấp hợp đồng theo tính pháp lý của hợp đồng:
- Tranh chấp do vi phạm nguyên tắc ký kết hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng…
- Tranh chấp liên quan đến các điều khoản của hợp đồng không hợp pháp;
- Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng;
- Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng…
Hướng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế dưới góc độ pháp lý của hãng luật INCIP
Khi “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, tức là khi mâu thuẫn trong hợp đồng đã xảy ra, chủ yếu là mâu thuẫn về lợi ích của hợp đồng, thì bên nào cũng muốn giành phần thắng cho mình. Bản chất của hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận nên cơ chế giải quyết tốt nhất là nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận lại. Trường hợp mâu thuẫn đẩy lên đến đỉnh điểm không thể giải quyết được thì lúc đó mới cần đến các cơ quan tài phán xét xử, nhưng các bên cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng phương pháp này vì liên quan đến chi phí và thời gian theo đuổi vụ kiện.
Hãng luật INCIP với đội ngũ luật sư giỏi có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các tranh chấp về kinh tế, sẽ đưa ra cho các bạn hướng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế dưới góc độ pháp lý theo trình tự thực hiện như sau:
Phương án giải quyết tranh chấp ưu tiên số 1: Thương lượng
Hai bên trong hợp đồng ngồi lại đàm phán với nhau để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp không hiệu quả vì phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng. Trong trường hợp này, luật sư của INCIP sẽ tư vấn cách thương lượng với bên kia sao cho hiệu quả căn cứ vào nội dung và các điều khoản của hợp đồng, luật sư sẽ tư vấn các căn cứ pháp lý quan trọng để bạn giành được ưu thế trong thương lượng với khách hàng.
Phương án giải quyết tranh chấp ưu tiên số 2: Hòa giải
Có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải viên với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Cũng giống như thương lượng, phương thức hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí. Khi có sự đồng ý của các bên, luật sư của INCIP sẽ tiến hành hòa giải và sẽ đưa ra các phân tích và lời khuyên pháp lý tốt nhất cho các bên, giúp cho các bên “thấu tình đạt lý” hơn, hiểu rõ pháp luật và hiểu rõ về nhau hơn.
Phương án giải quyết tranh chấp ưu tiên số 3: Trọng tài
Khi hai phương án thương lượng và hòa giải không thành thì các bên sẽ phải đưa tranh chấp của mình nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng khi hai bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài. Trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian giải quyết nhanh, các trọng tài viên thường có chuyên môn cao, đảm bảo bí mật, tính chung thẩm… Tuy nhiên, chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường khá cao, hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không cao bằng tòa án.
Phương án giải quyết tranh chấp cuối cùng: Tòa án
Tòa án là giải pháp cuối cùng cho các bên nếu các phương án giải quyết kia không thành. Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Ưu điểm của Tòa Án là chi phí thấp hơn trọng tài, hiệu lực phán quyết cao, nhưng thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian. INCIP là hãng luật có thế mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý tại Tòa án. Các luật sư của INCIP sẽ tư vấn chi tiết quy trình tố tụng tại tòa án, trực tiếp đại diện cho bạn soạn đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ, tiến hành tranh tụng trước tòa để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, và các công việc khác liên quan đến tố tụng.
Trên đây là những phân tích sơ bộ về tranh chấp trong hợp đồng kinh tế và hướng giải quyết dưới góc độ pháp lý của hãng luật INCIP. Để được tư vấn rõ hơn và giúp các bạn giải quyết được vấn đề pháp lý của mình một cách nhanh chóng và chính xác, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực pháp lý, đặc biệt có thế mạnh về xử lý tranh chấp tại Tòa án, cụ thể về các lĩnh vực như sau:
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đầu tư
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về đất đai
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về hôn nhân và gia đình
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về thừa kế
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về lao động
- Tư vấn và xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ
- Án hình sự
- Đấu giá
Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG
Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn
Website: www.incip.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/luatincip
Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung