Nợ xấu ngân hàng là một tồn tại không thể tránh khỏi của nền kinh tế, và việc xử lý nợ xấu của ngân hàng luôn luôn phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Quy trình xử lý nợ xấu phải tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo thu hồi được nợ cho ngân hàng, và cân bằng hài hòa lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Bài viết sau đây của Hãng luật INCIP sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Nợ xấu là gì?
Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN định nghĩa Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì có 5 nhóm nợ sau đây:
STT | NHÓM NỢ | CHI TIẾT CÁC NHÓM NỢ | TỈ LỆ TRÍCH LẬP
DỰ PHÒNG |
1 | Nhóm 1
(Nợ đủ tiêu chuẩn) |
– Nợ trong hạn
– Nợ quá hạn dưới 10 ngày – Các khoản nợ khác theo quy định |
0% |
2 | Nhóm 2
(Nợ cần chú ý) |
– Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
– Các khoản nợ khác theo quy định |
5% |
3 | Nhóm 3
(Nợ dưới tiêu chuẩn) |
– Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
– Các khoản nợ khác theo quy định |
20% |
4 | Nhóm 4
(Nợ nghi ngờ) |
– Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
– Các khoản nợ khác theo quy định |
50% |
5 | Nhóm 5
(Nợ có khả năng mất vốn) |
– Nợ quá hạn trên 360 ngày
– Các khoản nợ khác theo quy định |
100% |
Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng như thế nào?
Việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thông thường sẽ được thực hiện dựa trên 3 quy định, đó là:
– Quy định của pháp luật
– Quy định của ngân hàng nhà nước
– Quy định riêng của mỗi ngân hàng
Căn cứ vào thực trạng của mỗi khách hàng và việc phân loại nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua quy trình sau:
– Bước 1: Liên hệ với khách hàng nhắc nợ định kỳ. Khi khách hàng có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn thì phải liên lạc thường xuyên hơn để nhắc nhở khách hàng. Khi khách hàng có nợ quá hạn và có dấu hiệu sắp chuyển sang nợ xấu thì sẽ mời khách hàng đến ngân hàng làm việc để nắm rõ tình hình của khách hàng xem có đang khó khăn về tài chính hay đang vướng mắc việc riêng hay không, từ đó sẽ có giải pháp cho khách hàng. Nếu khách hàng thiện chí hợp tác trả nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xử lý nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, cơ cấu nợ, …
– Bước 2: Nếu khách hàng không có thiện chí hợp tác trả nợ mà nợ đã chuyển sang nhóm 3 trở đi (tức là nợ xấu) thì ngân hàng sẽ sử dụng đến các biện pháp mạnh hơn như gửi thông báo đến những đối tượng có liên quan đến khách hàng như người thân của khách hàng, đơn vị khách hàng công tác, các đối tác và bạn bè của khách hàng để nhờ hỗ trợ đòi nợ. Đồng thời với những biện pháp trên ngân hàng sẽ báo cáo nợ với ngân hàng nhà nước, trích lập dự phòng rủi ro, đến nhà khách hàng để làm việc trực tiếp, theo dõi giám sát tài sản thế chấp để tránh bị khách hàng tẩu tán, …
– Bước 3: Bán nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng, hoặc bán nợ xấu cho VAMC, thuê công ty chuyên đòi nợ, thủ tục trọng tài thương mại để đòi nợ, …
Trong bước 2 và bước 3, các luật sư INCIP sẽ tư vấn cho ngân hàng các biện pháp thu hồi nợ, xử lý nợ đúng theo pháp luật, tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có sau này.
– Bước 4: Ngân hàng hoặc luật sư của INCIP sẽ đại diện cho ngân hàng đứng ra khởi kiện khách hàng để đòi nợ. Việc khởi kiện đòi nợ thông thường sẽ diễn ra ở Tòa Dân sự. Tuy nhiên một số trường hợp khách hàng có dấu hiệu tội phạm thì sẽ tiến hành khởi kiện hình sự. Đồng thời với việc khởi kiện đòi nợ, ngân hàng sẽ đề nghị Tòa án áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như phong tỏa tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài sản, cấm thay đổi hiện trạng, kê biên tài sản, cấm xuất cảnh, … để tránh khách hàng thay đổi hoặc tẩu tán tài sản và xuất cảnh để trốn nợ. Các luật sư của INCIP sẽ tư vấn cho ngân hàng trình tự thủ tục để khởi kiện tại tòa án, viết đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ, bảo vệ khách hàng tại phiên tòa, theo dõi việc thi hành án và tiếp tục đôn đốc việc thu nợ cho ngân hàng.
Trên đây là những hướng dẫn sơ bộ của hãng luật INCIP về quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng. Để được tư vấn rõ hơn về xử lý nợ xấu ngân hàng và giúp các bạn giải quyết được vấn đề pháp lý của mình một cách nhanh chóng, chính xác nhất, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ nhiều luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia tố tụng liên quan đến các lĩnh vực pháp lý như:
- Kinh doanh, thương mại, đầu tư
- Thu hồi nợ pháp lý
- Đất đai
- Hôn nhân và gia đình
- Thừa kế
- Lao động
- Sở hữu trí tuệ
- Hình sự
- Hành chính
- Đấu giá
Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG
Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn
Website: www.incip.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/luatincip
Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung