Nghĩa vụ bảo hành trong Hợp đồng mua bán tài sản

Mua bán tài sản là sự chuyển dịch chủ sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác, ngoài giá tiền, số lượng, chất lượng sản phẩm…một vấn đề nữa rất được quan tâm đó chính là việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm. Nghĩa vụ bảo hảnh trong Hợp đồng mua bán tài sản là điều khoản quan trọng.

 

I/ Nghĩa vụ bảo hành trong Hợp đồng mua bán tài sản là gì?

 

Điều 446 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.”

– Bảo hành là nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản;

– Đối tượng bảo hành: vật mua;

– Căn cứ phát sinh: do thỏa thuận hoặc luật định;

– Nghĩa vụ bảo hành có thời hạn nhất định, mốc tính đầu tiên từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận tài sản.

 

1/ Quyền yêu cầu bảo hành

– Chủ thể có quyền yêu cầu: bên mua

– Chủ thể có nghĩa vụ (bị yêu cầu): bên bán

– Điều kiện:

+ Trong thời hạn bảo hành;

+ Phát hiện được khuyết tật của vật mua

– Quyền lợi:

+ Sửa chữa không phải trả tiền;

+ Giảm giá vậ có khuyết tật;

+ Đổi vật có khuyết tật lấy vật khác;

+ Hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

 

2/ Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

– Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

– Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

– Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

 

3/ Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

– Bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

– Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

 

III/ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo hảnh trong Hợp đồng mua bán tài sản

 

Điều 446 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.”

– Thời hạn bảo hành được xác định kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ “phải” nhận vật; nghĩa là thời điểm bên mua phải thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận sự chuyển giao tài sản của bên bán theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Thời điểm phải nhận vật khác với thời điểm thực tế nhận vật. Hai thời điểm này có thể trùng hoặc khác nhau.

+ Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A ký hợp đồng thỏa thuận mua tủ gỗ của bà Phạm Thị B, thời hạn nhận xe theo thỏa thuận chậm nhất là ngày 15/10/2021, hai bên có thỏa thuận thời hạn bảo hành là 06 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 20/10/2021 A mới đến và nhận tủ. Ngày 15/10/2021 là thời điểm mà A có nghĩa vụ phải nhận tủ, ngày 20/10/2021 là ngày thực tế A nhận tủ. Do đó, thời hạn bảo hành được tính kể từ ngày 15/10/2021.

– Thời hạn bảo hành có thể thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Cách tính thời hạn bảo hành theo quy định về tính thời hạn của Bộ luật Dân sự năm 2015. Mời quý bạn đọc xem thêm bài viết “Thời hạn, thời điểm tính thời hạn theo quy định tại Bộ luật dân sự” của INCIP để hiểu rõ hơn về cách tính thời hạn nói chung và thời hạn bảo hành nói riêng.

2021-10-24T23:44:30+00:00 Tháng Mười 24th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494