Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng phổ biến nhất trong xã hội. Pháp luật quy định như thế nào về Hợp đồng mua bán tài sản? Khi giao kết hợp đồng này, các bên cần chú ý đến các vấn đề gì?

 

I/ Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

 

1/ Định nghĩa

Điều 430 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

 

2/ Đặc điểm pháp lý

– Là sự thỏa thuận của các bên: đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và thực hiện…

– Đối tượng: tài sản (được phép giao dịch) cần phân biệt với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa (điều chỉnh bởi Luật Thương mại – luật chuyên ngành).

– Là hợp đồng song vụ: các bên mua, bán đều có nghĩa vụ với nhau:

+ Bên bán: nghĩa vụ giao tài sản đúng chủng loại, chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm.

+ Bên mua: nhận tài sản và thanh toán đúng hạn

– Là hợp đồng có đền bù: bên mua phải trả tiền cho bên bán để được nhận tài sản (đặc điểm này giúp phân biệt với hợp đồng tặng cho tài sản là bên nhận tặng cho không phải trả tiền cho bên tặng cho để được nhận tài sản)

– Mục đích: chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên mua sang bên bán.

 

II/ Hình thức hợp đồng mua bán tài sản

Hình thức của Hợp đồng mua bán tài sản do các bên thỏa thuận:

– Lời nói;

– Hành vi, ví dụ như mua nước ở máy bán nước tự động;

– Văn bản: thông thường và có công chứng/chứng thực.

Một số trường hợp tài sản là nhà ở, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (xe máy, ô tô)… thì bắt buộc Hợp đồng phải lập thành văn bản và được công chứng/chứng thực.

Hình thức của Hợp đồng là căn cứ để xác định các bên đã tham gia vào Hợp đồng mua bán tài sản, xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối với Hợp đồng bằng:

– Lời nói: tại thời điểm giao kết;

– Hành vi: tại thời điểm giao kết;

– Văn bản:

+ Thông thường: khi bên cuối cùng ký/đóng dấu vào văn bản trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

+ Văn bản công chứng/chứng thực: thời điểm được công chứng/chứng thực.

 

III/ Nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán tài sản

 

Các nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán hàng hóa:

– Chủ thể Hợp đồng (bên mua, bên bán);

– Đối tượng của Hợp đồng: Tài sản mua bán (ghi rõ các đặc điểm nhận dạng về tài sản như chủng loại, xuất xứ, quy cách, chất lượng, số hiệu, nhãn hiệu…), chất lượng, số lượng tài sản mua bán;

– Giá cả và phương thức thanh toán;

– Thời gian, địa điểm và phương thức giao, nghiệm thu tài sản;

– Quyền và nghĩa vụ các bên;

– Trách nhiệm trong việc vi phạm nghĩa vụ như giao hàng không đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, thanh toán chậm…;

– Thời điểm chuyển giao rủi ro, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu (đối với Hợp đồng mua chậm, trả dần);

– Chi phí vận chuyển, bàn giao, kho bãi…

– Bảo hành;

– Các điều khoản về hiệu lực và phương thức giải quyết tranh chấp.

2021-10-01T20:56:56+00:00 Tháng Tám 29th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|Chức năng bình luận bị tắt ở Hợp đồng mua bán tài sản

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494