Giải thể doanh nghiệp 

  

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid – 19 trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, thua lỗ dẫn đến phải tạm dừng hoạt động, giải thể hay phá sản. Giải thể doanh nghiệp là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp vì khác với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, sau khi giải thể doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế gì. Cùng tìm hiểu các quy định hiện hành về giải thể doanh nghiệp.

 

I/ Giải thể doanh nghiệp là gì?

 

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã vào tình trạng giải thể là đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp cập nhật tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Kể từ khi có quyền định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp bị giải thể không được thực hiện các hoạt động sau:

– Cất giấu, tẩu tán tài sản;

– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

– Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

– Huy động vốn dưới mọi hình thức.

 

II/ Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

 

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm:

– Doanh nghiệp tự nguyện giải thể:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

–  Doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể:

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

 

III/ Điều kiện giải thể doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

– Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan như: người lao động, chủ nợ, đối tác hợp tác kinh doanh, các cơ quan nhà nước … Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

+ Quyền lợi của người lao động: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác.

+ Phần còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được chia cho chủ doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

 

 

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid – 19 trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, thua lỗ dẫn đến phải tạm dừng hoạt động, giải thể hay phá sản. Giải thể doanh nghiệp là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp vì khác với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, sau khi giải thể doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế gì. Cùng tìm hiểu các quy định hiện hành về giải thể doanh nghiệp.

 

I/ Giải thể doanh nghiệp là gì?

 

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã vào tình trạng giải thể là đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp cập nhật tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Kể từ khi có quyền định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp bị giải thể không được thực hiện các hoạt động sau:

– Cất giấu, tẩu tán tài sản;

– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

– Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

– Huy động vốn dưới mọi hình thức.

 

II/ Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

 

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm:

– Doanh nghiệp tự nguyện giải thể:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

–  Doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể:

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

 

III/ Điều kiện giải thể doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

– Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan như: người lao động, chủ nợ, đối tác hợp tác kinh doanh, các cơ quan nhà nước … Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

+ Quyền lợi của người lao động: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác.

+ Phần còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được chia cho chủ doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494