Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại, kinh doanh qua việc ký kết các Hợp đồng kinh tế (theo cách đặt tên hợp đồng của đa số doanh nghiệp hiện nay). Bên cạnh việc tuân thủ thỏa thuận, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là không tránh khỏi khi thực hiện hợp đồng. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hiện đang quan tâm, nhất là trong thời buổi dịch covid – 19 khiến nhiều hoạt động kinh doanh bị dán đoạn, đình trệ.

 

I/ Hợp đồng kinh tế và tranh chấp hợp đồng kinh tế là gì?

 

Thuật ngữ Hợp đồng kinh tế xuất hiện từ Pháp lệnh kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực năm 2006. Theo đó, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các pháp nhân với nhau hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh về  việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể về hợp đồng kinh tế, tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn sử dụng tên gọi cho các giao dịch thương mại theo quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự là Hợp đồng kinh tế, bao gồm nhưng không giới hạn như:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa, tài sản;

– Hợp đồng dịch vụ;

– Hợp đồng thuê tài sản;

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Hợp đồng đại lý;

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

– Hợp đồng ủy quyền;

– …

Các bên khi soạn thỏa hợp đồng cần áp dụng đúng căn cứ pháp lý để điều chỉnh nội dung hợp đồng cho phù hợp với loại giao dịch vì khi có tranh chấp các cơ quan tài phán sẽ áp dụng đúng các quy định của pháp luật, không theo phần căn cứ trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế đó.

Tranh chấp Hợp đồng kinh tế là sự mâu thuẫn, xung đột trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ Hợp đồng kinh tế. Tranh chấp có thể dân đến từ:

– Tranh chấp về cách hiểu quy định của Hợp đồng và pháp luật (phần lớn là do lỗi kỹ thuật soạn thảo);

– Một bên vi phạm nghĩa vụ hoặc cho rằng một bên vi phạm nghĩa vụ.

 

II/ Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế cần quan tâm đến:

– Loại hợp đồng tranh chấp;

– Nội dung tranh chấp: về hiệu lực hợp đồng; vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như giao hàng chậm, không đúng chất lượng, thanh toán chậm…; thời điểm chuyển giao rủi ro hợp đồng;…

– Các căn cứ để giải quyết tranh chấp;

– Phương án giải quyết tranh chấp:

+ Các phương thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án;

+ Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế cần quan tâm đến thời hiệu khởi kiện, có thỏa thuận trọng tài (có hiệu lực) hay không, lợi thế và ý thức tự nguyện thực hiện của các bên, ưu điểm và hạn chế của từng phương án giải quyết và sự phù hợp với loại, nội dung tranh chấp;

+ Nên có nhiều hơn một kế hoạch, phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và có tiên lượng về khả năng thành công của phương án.

2021-10-01T15:57:46+00:00 Tháng Tám 28th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, Tư vấn nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp|Chức năng bình luận bị tắt ở Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494