Di chúc

Thừa kế là quyền công dân được nhà nước và pháp luật bảo hộ. Thừa kế gồm thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Di chúc là văn bản người chết để lại thể hiện ý chí và nguyện vọng để lại di sản của mình sau khi chết. Pháp luật có quy định về thừa kế theo di chúc như sau:

 

I/ Điều kiện có hiệu lực của di chúc

 

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương. Điều kiện có hiệu lực của di chúc phải tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại điều 117 BLDS năm 2015:

 

1/ Chủ thể

Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể pháp luật.

– Độ tuổi: người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc từ đủ 15 tuổi đến dưới 18: khả năng nhận thức chưa đầy đủ do đó việc lập di chúc của họ phải được cha/mẹ/người giám hộ đồng ý.

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

 

2/ Ý chí tự nguyện

Người lập di chúc không bị cưỡng ép, lừa dối, nhầm lẫn. Người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc phải hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt.

 

3/ Nội dung, mục đích di chúc

Nội dung, mục đích của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (trong đó bao gồm cả các trường hợp pháp luật quy định hạn chế quyền của người lập di chúc).

 

4/ Hình thức

Di chúc của người từ đủ 18 tuổi trở lên: không có điều kiện về hình thức di chúc. Riêng đối với di chúc bằng lời nói (lời chăng chối): phải là ý chí cuối cùng của người lập di chúc, phải có hai người làm chứng trở lên và họ ghi chép lại di chúc này, cùng ký tên/ điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng văn bản được người làm chứng ghi chép, ký tên/điểm chỉ phải được công chứng/chứng thực.

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi lập di chúc bắt buộc bằng văn bản và có xác nhận đồng ý của cha/mẹ/người giám hộ.

Trường hợp người không biết viết hoặc người có hạn chế về thể chất (bệnh tật, ốm đau, khó khăn trong việc đi lại…): phải bằng văn bản, có người làm chứng xác nhận và được công chứng/chứng thực.

 

II/ Quyền và hạn chế quyền của người lập di chúc

 

Quyền của người lập di chúc Hạn chế quyền của người lập di chúc
Chỉ định/truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. – Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc … được hưởng 2/3 suất thừa kế.

– Không để lại di sản cho thú nuôi, cây trồng.

Phân định di sản của mình: phân định phần di sản cho những người thừa kế, phần để di tặng, thờ cúng. – Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc …phải được hưởng 2/3 suất thừa kế.

– Toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần tài sản để di tặng cũng phải để thanh toán nghĩa vụ.

Phân định nghĩa vụ để lại cho những người thừa kế. Không được vượt quá phần di sản mà người đó được hưởng.
Chỉ định người giữ di chúc, người phân chia, quản lý di sản.
Bổ sung, sửa đổi, thay thế di chúc.
Không được đặt điều kiện trong di chúc.
Di sản là quyền sử dụng đất phải tuân theo pháp luật về đất đai.

 

2021-10-01T21:06:40+00:00 Tháng Tám 29th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|Chức năng bình luận bị tắt ở Di chúc

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494