Đấu giá là gì, tài sản nào được đấu giá, quy trình tổ chức đấu giá như thế nào cho đúng luật?

Kể từ khi Luật đấu giá tài sản 2016 ra đời đã có những quy định cụ thể nhằm phát triển hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn, như quy định đấu giá là gì, tài sản nào được mang ra đấu giá, trình tự thủ tục tổ chức đấu giá như thế nào, … do đó đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hạn chế tối đa tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, móc nối, thông đồng, dìm giá, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, tránh gây thất thoát cho tài sản nhà nước.

 

dau-gia-la-gi

Đấu giá là gì?

Theo Điều 5 – Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì:

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

Bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá.

 

Tài sản đấu giá là những loại tài sản nào?

Theo Điều 4 – Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì Tài sản đấu giá bao gồm những loại tài sản sau đây:

1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

 

tai-san-dau-gia

Quy trình tổ chức đấu giá như thế nào cho đúng luật?

Để công khai minh bạch trong đấu giá thì việc tổ chức đấu giá tài sản phải theo đúng trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản năm 2016, cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký kết giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 33 Luật đấu giá.

Bước 2: Ban hành Quy chế cuộc bán đấu giá

Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản và phải có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá. Những nội dung chính của quy chế cuộc đấu giá theo Điều 34 Luật đấu giá.

Bước 3: Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản

Điều 35 và Điều 57 Luật đấu giá quy định tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản, hoặc vừa phải niêm yết vừa phải thông báo công khai việc đấu giá tài sản tùy theo tài sản là động sản hay bất động sản, tùy theo giá trị của tài sản.

Bước 4: Bán, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá

Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.

Bước 5: Thu tiền đặt trước

Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá.

Bước 6: Xem tài sản đấu giá

Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản, hoặc xem giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày.

Bước 7: Tổ chức đấu giá

Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức và phương thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:

* Các hình thức tiến hành cuộc đấu giá:

– Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;

– Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;

– Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;

– Đấu giá trực tuyến.

* Các phương thức đấu giá bao gồm:

– Phương thức trả giá lên;

– Phương thức đặt giá xuống.

Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá.

Bước 8: Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá, ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản

* Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản phải ghi kết quả đấu giá tài sản vào Sổ đăng ký đấu giá tài sản và thông báo bằng văn bản cho người có tài sản đấu giá. Trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, Hội đồng thông báo kết quả đấu giá tài sản bằng văn bản cho người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.

* Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản chuyển kết quả đấu giá tài sản, biên bản đấu giá, danh sách người trúng đấu giá cho người có tài sản đấu giá để ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt kết quả đấu giá tài sản, hoàn thiện các thủ tục liên quan.

* Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận.

quy-trinh-dau-gia

Trên đây là những hướng dẫn sơ bộ về đấu giá là gì, tài sản nào được đấu giá, quy trình tổ chức đấu giá như thế nào cho đúng luật của hãng luật INCIP. Để được tư vấn rõ hơn và giúp các bạn giải quyết được vấn đề pháp lý của mình một cách nhanh chóng và chính xác, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP hoặc công ty đấu giá INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006, công ty đấu giá INCIP được thành lập năm 2011 với đội ngũ nhiều luật sư và đấu giá viên giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đấu giá tài sản, đã tổ chức nhiều cuộc đấu giá thành công. Ngoài ra hãng luật INCIP chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực pháp lý, cụ thể như sau:

  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đầu tư
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về đất đai
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về thừa kế
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về lao động
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Thu hồi nợ pháp lý
  • Án hình sự
  • Đấu giá

Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT INCIP – CÔNG TY ĐẤU GIÁ INCIP

Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024-62730271 | Email: incip@incip.com.vn

Website: www.incip.com.vn / www.daugiaincip.com

Hotline: 0964478877

2019-11-26T17:05:15+00:00 Tháng Mười Một 4th, 2019|Tư vấn luật đấu giá|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494