Dịch vụ công trực tuyến, Chính phủ điện tử hướng tới xã hội số là xu hướng tất yếu hiện nay để đơn giản hóa và tối ưu hóa các thủ tục hành chính công. Nhất là khi mà dịch bệnh Covid – 19 diễn ra phức tạp, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mang lại hiệu quả 5K: không phải tiếp xúc, không cần đến cơ quan hành chính nhà nước, không bản giấy và không giới hạn bởi thời gian và địa điểm thực hiện.
I/ Dịch vụ công trực tuyến là gì?
1/ Dịch vụ công trực tuyến là gì?
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước cung cấp cho cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng; cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan cung cấp dịch vụ và thanh toán lệ phí, phí (nếu có) trực tuyến. Việc trả kết quả có thể qua các phương thức trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện theo quy định và yêu cầu của công dân.
2/ Lợi ích của dịch vụ công trực tuyến
– Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại;
– Đơn giản thủ tục, giấy tờ;
– Việc thực hiện đơn giản, thuận tiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày tại nơi có mạng kết nối internet;
– Giúp người dân chủ động thực hiện giao dịch;
– Đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch bênh Coivd – 19;
– Theo dõi được tình trạng giải quyết hồ sơ trên website của dịch vụ công thực hiện;
– Công khai, minh bạch.
II/ Các bước thực hiện
– Truy cập vào website của dịch vụ công trực tuyến: Đăng ký tạo tài khoản theo hướng dẫn và sử dụng tài khoản để đăng nhập vào hệ thống;
– Kê khai các trường thông tin đăng ký theo yêu cầu của hệ thống và đăng tải hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống;
– Lựa chọn hình thức thanh toán và phương thức nhận kết quả (trực tiếp/điện tử/bưu điện);
– Chọn Lưu thông tin à Kiểm tra thông tin à Gửi hồ sơ à Xem và in giấy biên nhận.
– Theo dõi tình trạng hồ sơ; trường hợp phải sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo thông báo;
– Nộp lệ phí và cước bưu chính;
– Nhận kết quả.