Tuyên bố chết

Việc một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được hiểu là “chết về mặt pháp lý”, không phải là cái chết sinh học. Chỉ khi có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì mới được tuyên bố chết.

 

I/ Tuyên bố chết

 

1/ Điều kiện yêu cầu tuyên bố chết

– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

 

2/ Hậu quả pháp lý

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết giống như hậu quả pháp lý khi một người chết về mặt sinh học.

– Chấm dứt tư cách chủ thể pháp luật;

– Về quan hệ nhân thân: quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt; các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về tên goi, danh dự, nhân phẩm… hay các quan hệ gắn với tài sản như quyền tác giả về tác phẩm văn học, quyền tác giả … chấm dứt.

– Về quan hệ tài sản: tài sản của người bị tuyên bố chết giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 

II/ Hồ sơ, thủ tục giải quyết

 

1/ Hồ sơ:

– Đơn yêu cầu;

– Tài liệu, chứng cứ kèm theo:

+ Chứng cứ về việc người đó đã chết;

+ Chứng cứ về việc người yêu cầu đã thông báo, tìm kiếm (xác nhận của cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình….) (Nếu đã có Quyết định tuyên bố mất tích phải có bản sao quyết định của TAND)

– Các tài liệu về nhân thân người yêu cầu và người bị yêu cầu như bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu…

 

2/ Thẩm quyền giải quyết:

– Thẩm quyền theo loại việc: TAND (được quy định tại khoản 3 điều 27 BLTTDS 2015.

– Thẩm quyền theo cấp: cấp huyện (điều 35 BLTTDS 2015) hoặc cấp tỉnh (điều 37 BLTTDS 2015).

– Thẩm quyền theo lãnh thổ:

+ Người yêu cầu có thể yêu cầu TAND nơi mình cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết (điểm a khoản 2 Điều 40 BLTTDS 2015).

+ Hoặc TAND nơi người bị yêu cầu tuyên bố chết có nơi cư trú cuối cùng. (điểm b khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015).

 

3/ Thủ tục:

– Nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền;

– Tòa án thụ lí đơn yêu cầu;

– Chuẩn bị xét đơn yêu cầu;

– Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

 

III/ Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là chết

 

1/ Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là chết đã có hiệu lực pháp luật

– Chủ thể có quyền yêu cầu:

+ Người bị tuyên bố chết;

+ Người có quyền lợi liên quan.

– Tài liệu, chứng cứ:

+ Chứng cứ chứng minh người bị tuyên bố đã chết trở về;

+ Chứng cứ xác thực người đó còn sống: hình ảnh, xác nhận của công an, chính quyền nơi người đó đang sinh sống.

– Các nội dung giải quyết khi hủy quyết định tuyên bố chết:

+ Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết;

+ Giải quyết hậu quả pháp lý của hủy bỏ quyết định tuyên bố chết có hiệu lực.

 

2/ Hậu quả pháp lý của hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là chết đã có hiệu lực pháp luật

– Phục hồi tư cách chủ thể.

Về nhân thân: quan hệ nhân thân được phục hội trừ trường hợp:

+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết đã được ta cho ly hôn trong trường hợp trước đó đã bị tuyên bố mất tích và được giải quyết ly hôn;

+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết đã kết hôn với người khác.

– Về tài sản: được quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

2021-10-01T21:06:21+00:00 Tháng Tám 29th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|Chức năng bình luận bị tắt ở Tuyên bố chết

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494