Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng là chế tài được các bên trong quan hệ Hợp đồng áp dụng khi có bên vi phạm nghĩa vụ theo Hợp đồng. Do có nhiều điểm giống nhau nên trên thực tế, nhiều chủ thể khi tham gia Hợp đồng thường nhầm lẫn và không tận dụng được hết các quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích Hợp pháp của mình khi bên còn lại vi phạm nghĩa vụ.
I/ Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng
Những điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng:
– Áp dụng cho Hợp đồng có hiệu lực pháp luật;
– Là trách nhiệm pháp lý bất lợi cho bên vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng;
– Phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ;
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm nghĩa vụ;
– Có ý nghĩa tác động các bên tuân thủ thỏa thuận Hợp đồng, tuân thủ quy định pháp luật.
II/ Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng
Tiêu chí | Phạt vi phạm Hợp đồng | Bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng |
Căn cứ pháp lý | Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 | Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015 |
Định nghĩa | Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm | Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm |
Mục đích | – Ngăn ngừa các hành vi vi phạm;
– Bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng; – Nâng cao ý thức tuân thủ thủ thỏa thuận Hợp đồng của các bên. |
– Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;
– Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên; – Bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. |
Điều kiện áp dụng | – Có thỏa thuận áp dụng trong Hợp đồng;
– Chỉ cần chứng minh được có vi phạm; – Không cần phát sinhh thiệt hại |
– Không cần thỏa thuận trong Hợp đồng;
– Có hành vi vi phạm nghĩa vụ; – Phải có thiệt hại xảy ra; – Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm – thiệt hại xảy ra; |
Giới hạn áp dụng | Luật chuyên ngành quy định mức trần áp dụng.
Ví dụ: Hợp đồng thương mại mức phạt tối đa là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm |
Không có |
Căn cứ tính | Tổng giá trị nghĩa vụ bị vi phạm x hệ số phạt (hoặc phần % phạt) | – Giá trị thiệt hại thực tế;
– Và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. |
Tính phổ biến | Áp dụng khi có hành vi vi phạm Hợp đồng | Chỉ áp dụng khi có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm |
Nghĩa vụ của các bên | Chỉ cần có thỏa thuận phạt trong Hợp đồng và chứng minh được có hành vi vi phạm | – Bên bị vi phạm: chứng minh có tổn thất xảy ra do hành vi vi phạm của bên kia;
– Bên vi phạm: nghĩa vụ hạn chế tổn thất. |
Do đó:
– Nếu trong Hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm nghĩa vụ có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra;
– Nếu không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.