Tranh chấp về đất đai, hướng giải quyết dưới góc độ pháp lý của hãng luật INCIP

Đất đai là một tài sản lớn đối với mỗi người, hơn nữa trong xu thế đô thị hóa như hiện nay thì đất ngày càng chật, người ngày càng đông, giá đất đang ngày càng tăng cao nhất là ở các thành phố lớn, mỗi tấc đất trở thành mỗi tấc vàng, thì việc tranh chấp về đất đai là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trước thực tế xã hội đang diễn ra nhiều vụ đâm chém nhau cũng chỉ vì tranh chấp đất đai, thì việc xử lý tranh chấp đất đai như thế nào cho văn minh, cho hợp tình hợp lý, cho đúng pháp luật sẽ được Hãng luật INCIP trình bày cụ thể trong bài viết này.

 

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu Đất đai là gì?

tranh-chap-dat-dai 1

Điều 53 Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật đất đai 2013 đã khẳng định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là một loại tài nguyên đặc biệt, nó không sinh thêm ra và cũng không bị mất đi. Tại Việt Nam chúng ta chỉ có quyền sử dụng đất đai mà không có quyền sở hữu đất đai, mọi hoạt động mua bán đất đang diễn ra hiện nay thực chất chỉ là chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải là mua đứt bán đoạn và đều do Nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ.

Các luật sư của INCIP với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ tư vấn cho bạn các thủ tục pháp lý như:

– Thực hiện các thủ tục hành chính/pháp lý về bất động sản, đất đai theo ủy quyền như cấp sổ đỏ, tách thửa, gộp thửa, điều chỉnh địa giới thửa đất.

– Tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin giao đất, thuê đất để thực hiện Dự án đầu tư.

– Tư vấn pháp luật về việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, bất động sản của các cá nhân, tổ chức.

 

Tranh chấp đất đai là gì?

tranh-chap-dat-dai-2

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành hai dạng như sau:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất, …
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

 

Vậy giải quyết tranh chấp về đất đai như thế nào cho đúng luật?

tranh-chap-dat-dai-2

Hãng luật INCIP với đội ngũ luật sư giỏi, có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các tranh chấp về đất đai, sẽ đưa ra cho các bạn hướng giải quyết tranh chấp về đất đai dưới góc độ pháp lý theo trình tự thực hiện như sau:

Bước số 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Như vậy ở đây có 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Các bên tự hòa giải được với nhau mà không cần có sự can thiệp của bên thứ ba, lúc này tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và êm đẹp nhất.
  • Trường hợp 2: Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Hòa giải ở cấp xã là thủ tục bắt buộc đối với tranh chấp đất đai. Tuy nhiên UBND cấp xã không tự hòa giải mà các bên phải có đơn yêu cầu hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

– Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Hòa giải không thành thì việc giải quyết việc tranh chấp đất đai sẽ theo được tiếp tục giải quyết theo bước số 2

Bước số 2: Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng (tùy theo từng trường hợp)

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Các luật sư của INCIP đã xử lý thành công rất nhiều vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai tại tòa án, sẽ tư vấn cho bạn trình tự thủ tục, viết đơn khởi kiện, bảo vệ cho bạn trước tòa, hỗ trợ pháp lý cho bạn trước, trong và sau khi xét xử.

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Luật Đất đai 2013  thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định như sau:

– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

– Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Luật sư INCIP sẽ tư vấn cho bạn các thủ tục hành chính liên quan đến ủy ban nhân dân, hoặc đại diện cho bạn xử lý tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính nhà nước.

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

Trên đây là những phân tích sơ bộ về tranh chấp đất đai và hướng giải quyết dưới góc độ pháp lý của hãng luật INCIP. Để được tư vấn rõ hơn và giúp các bạn giải quyết được vấn đề pháp lý của mình một cách nhanh chóng và chính xác, các bạn hãy vui lòng liên hệ ngay với hãng luật INCIP theo thông tin bên dưới. Hãng luật INCIP được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ luật sư giỏi, có uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực pháp lý, đặc biệt có thế mạnh về xử lý tranh chấp tại Tòa án, cụ thể về các lĩnh vực như sau:

  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đầu tư
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về đất đai
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về thừa kế
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về lao động
  • Tư vấn và xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Án hình sự
  • Đấu giá

Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT INCIP – LUẬT SƯ TRANH TỤNG

Add: Số 24, ngõ 463, Đội Cấn, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024-62730271 | Hotline: 0964478877 | Email: incip@incip.com.vn

Website: www.incip.com.vn

Fanpage: www.facebook.com/luatincip

Group (Hỏi đáp về tố tụng): www.facebook.com/groups/hoidaptotung

2019-11-26T17:09:44+00:00 Tháng Mười 21st, 2019|Tư vấn luật đất đai, bất động sản|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494