Sở hữu chung

Sở hữu chung là một hình thức sở hữu được pháp luật hiện hành công nhận. Sở hữu chung có những đặc điểm và phân loại như sau:

 

I/ Sở hữu chung là gì?

 

1/ Định nghĩa

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

– Chủ thể: có ít nhất 02 chủ thể là đồng sở hữu tài sản trở lên.

– Khách thể là một tài sản hoặc một khối tài sản.

– Quyền năng chủ thể:

+ Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền chung nhau cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.

+ Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

2/ Phân loại      

Sở hữu chung bao gồm:

– Sở hữu chung theo phần:

+ Sở hữu chung của các thành viên gia đình: sở hữu chung theo phần trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Sở hữu chung hỗn hợp: sở hữu chung theo phần

– Sở hữu chung hợp nhất: Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia:

+ Sở hữu chung của cộng đồng: sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

+ Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia (ngoại lệ: chế độ tài sản theo thỏa thuận).

+ Sở hữu chung trong nhà chung cư: sở hữu chung hợp nhất không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

 

II/ Phân biệt sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất

 

Tiêu chí Sở hữu chung theo phần Sở hữu chung hợp nhất
Định nghĩa – Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

– Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Đặc điểm pháp lý Mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung Không phân chia thành phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung theo tỷ lệ tài sản
Quyền chuyển giao Mỗi đồng chủ sở hữu có thể bán phần quyền của mình cho người khác Không chuyển giao phần quyền của mình cho người khác
Căn cứ phát sinh Thường phát sinh trong quan hệ hợp tác sản xuất, kinh doanh, liên kết vốn… Thường phát sinh trong quan hệ hôn nhân, gia đình, cộng đồng dân cư
Sử dụng tài sản chung Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Định đoạt tài sản chung – Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước.

– Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

 

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494