Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ như hợp đồng; hành vi pháp lý đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật… Tuy nhiên, nghĩa vụ không tồn tại mãi mãi mà pháp luật cũng có quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ.

 

I/ Thế nào là chấm dứt nghĩa vụ

 

Nghĩa vụ hiểu đơn giản là việc phải thực hiện/không thực hiện hành vi nào đó, vậy chấm dứt nghĩa vụ tức là không phải thực hiện hành vi đó nữa hoặc được quyền thực hiện hành vi đó.

Việc chấm dứt nghĩa vụ tức là bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ mà không bị coi là vi phạm và không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào.

Nghĩa vụ chấm dứt thì bên có quyền sẽ không có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.

 

II/ Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ

 

Điều 372 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 11 trường hợp chấm dứt nghĩa vụ, cụ thể như sau:

– Nghĩa vụ được hoàn thành;

– Theo thỏa thuận của các bên;

– Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

– Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

– Nghĩa vụ được bù trừ;

– Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;

– Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

– Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

– Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

– Trường hợp khác do luật quy định.

 

III/ Nghĩa vụ không được bù trừ

Nghĩa vụ không được bù trừ trong các trường hợp được quy định tại điều 379 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

– Nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Nghĩa vụ khác do luật quy định.

2021-10-07T23:18:43+00:00 Tháng Mười 7th, 2021|Lĩnh vực hoạt động, Tư vấn luật dân sự|0 Comments

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494