Các chế tài trong hoạt động thương mại

I/ Chế tài trong hoạt động thương mại là gì?

 

 1/ Khái niệm chế tài trong hoạt động thương mại

Chế tài trong hoạt động thương mại là việc áp dụng các biện pháp bất lợi cho chủ thể do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật).

 

2/ Căn cứ xác định

Căn cứ thực tế: có xảy ra hành vi vi phạm, có thể xảy ra thiệt hại (bên cho rằng mình bị vi phạm phải chứng minh);

Căn cứ pháp lý: theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.

 

3/ Trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh trong các trường hợp được miễn trách nhiệm. Các trường hợp được miễn chế tài bao gồm:

– Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

– Việc vi phạm do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

 

II/ Các chế tài trong hoạt động thương mại

 

Căn cứ pháp lý: Điều 292 đến 316 Mục 1 Chương VII Luật Thương mại năm 2015. Các chế tài trong hoạt động thương mại bao gồm:

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

– Phạt vi phạm (tối đa 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm).

– Buộc bồi thường thiệt hại.

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

– Huỷ bỏ hợp đồng.

– Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

Hotline:
096 447 8877
or
0906 271 494